Truy cập nội dung luôn
SỞ TƯ PHÁP

TỈNH QUẢNG NGÃI

Nhiều khởi sắc trong thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2023

04/01/2024 16:28    49

Xác định công tác hòa giải ở cơ sở giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở địa phương, năm 2023 Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh ban hành 06 văn bản có liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở, tham mưu Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh ban hành Kế hoạch về Hội thảo tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và trực tiếp ban hành 45 văn bản liên quan trong công tác hòa giải ở cơ sở; bên cạnh đó, các cấp hội đoàn thể tỉnh và UBND các cấp cũng ban hành kế hoạch, các văn bản chỉ đạo thực hiện kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động các tổ hòa giải, đẩy mạnh hoạt động hòa giải ở cơ sở cùng với công tác tuyên truyền, PBGDPL góp phần làm giảm phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, nâng cao khối đại đoàn kết toàn dân, ổn định trật tự an toàn trên địa bàn.

Công tác tổ chức tập huấn, tuyên truyền, PBGDPL về hòa giải ở cơ sở và các văn bản luật khác có liên quan cũng được chú trọng, Sở tham mưu Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh tổ chức các hội nghị quán triệt, triển khai các văn bản luật mới ban hành cho hơn 500 lượt đại biểu ở cấp tỉnh và huyện tham gia. Tổ chức 04 lớp tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ tập huấn viên ở cấp huyện, hoà giải viên ở cơ sở với nội dung bình đẳng giới trong công tác hòa giải, các phương pháp, kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hoà giải, PBGDPL, hướng dẫn cụ thể cách giải quyết các vụ việc, tình huống thường gặp ở cơ sở, những vụ việc hòa giải gặp khó khăn, vướng mắc ở địa phương... cho hơn 500 lượt đại biểu ở địa phương tham gia. Sở tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ tập huấn viên huyện, hoà giải viên cơ sở theo các chương trình, kế hoạch, đề án công tác PBGDPL với 16 lớp tập huấn tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có hơn 1.000 lượt đại biểu tham gia; phát hành hơn 3.500 cuốn Bản tin Tư pháp; biên soạn, cấp phát hơn 1.000 tài liệu pháp luật... 

Đặc biệt, (1) Sở tham mưu thành lập Đội thi Hòa giải viên giỏi tỉnh Quảng Ngãi tham dự Hội thi toàn quốc với 09 thành viên, trong đó có 04 thành viên là hòa giải viên ở cơ sở (03 thành viên chính thức và 01 thành viên dự bị) và 05 thành viên tham gia các vai phụ trong các phần thi giới thiệu và tiểu phẩm, kết quả tại Vòng thi khu vực Miền Trung - Tây Nguyên do Hội đồng Phối hợp PBGDPL trung ương tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa, Đội thi tỉnh đạt Giải khuyến khích toàn đoàn và Giải phụ “Đội thi có phần thi tiểu phẩm hấp dẫn nhất” (tác phẩm “Nỗi Niềm”), phối hợp thực hiện truyền thông rộng rãi về Hội thi trên các trang mạng xã hội để lan tỏa Hội thi trên địa bàn tỉnh. (2) Sở phối hợp với Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp, Ban Quản lý Dự án UNDP tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi 02 đợt tập huấn chuyên sâu về công tác HGOCS và kỹ năng PBGDPL cho hơn 200 lượt đại biểu dự. (3) Sở tham mưu Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh tổ chức Hội thảo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở (HGOCS) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với hơn 60 đại biểu tham dự, qua Hội thảo đã đánh giá tổng quan kết quả đạt được qua 10 năm thi hành Luật, từ đó đề ra nhiệm vụ trong thời gian đến, nhân dịp này, có 07 tập thể và 06 cá nhân được trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. (4) với nhiều mô hình hiện nay trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu quả như: tại thành phố Quảng Ngãi có mô hình “Tổ hòa giải điển hình tiên tiến” và “Tổ hòa giải 3 tốt”; tại huyện Mộ Đức “Tổ hòa giải ở cơ sở kiểu mẫu” và “Tổ hòa giải ở cơ sở 5 tốt”; tại thị xã Đức Phổ “Tổ hòa giải ở cơ sở kiểu mẫu” và “Tổ hòa giải điểm”; tại huyện Sơn Tịnh có “Tổ hòa giải kiểu mẫu”; tại huyện Nghĩa Hành “Tổ hòa giải ở cơ sở kiểu mẫu”, “tổ hòa giải 5 tốt”, “Tổ hòa giải 03 tốt - 3 sẵn sàng”. (5) Sở tham mưu thành lập Đoàn kiểm tra công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại 03 đơn vị hành chính cấp huyện và 18 đơn vị hành chính cấp xã, nhằm sớm phát hiện và tháo gỡ kịp thời những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở và nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ở địa phương. Trên cơ sở thông báo kết luận của Đoàn kiểm tra, UBND các huyện, xã/thị trấn được kiểm tra đã xây dựng kế hoạch thực hiện giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra.

Bên cạnh đó, các hội đoàn thể tỉnh đã chủ động, tích cực tuyên truyền, tập huấn phổ biến các văn bản pháp luật cho lực lượng hội viên, đoàn viên làm công tác hòa giải ở cơ sở với 367 đợt cho hơn 23.879 lượt đại biểu tham gia, hướng dẫn triển khai thực hiện mô hình “Khu dân cư 6 không” và thực hiện lồng ghép trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới; xây dựng mới 10 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, nâng tổng số 622 địa chỉ tin cậy, duy trì 20 mô hình “Phụ nữ với pháp luật”, “Nhóm phụ nữ gương mẫu” với 793 thành viên; các cấp hội thành lập ra mắt 79 tổ truyền thông cộng đồng; xây dựng 89 mô hình tủ sách pháp luật hơn 1.500 đầu sách pháp luật, cấp phát 800 cuốn sổ tay phổ biến pháp luật, tài liệu hỏi đáp pháp luật cho hội viên, hòa giải viên, cấp phát 200 tờ rơi về công tác hòa giải ở cơ sở, thực hiện đăng tải hơn 100 bản tin, tài liệu hòa giải cơ sở và các tài liệu liên quan trên các trang mạng xã hội và hơn 100 tin bài tham gia giải quyết các vụ việc hòa giải cơ sở, duy trì hoạt động 215 câu lạc bộ “tuổi trẻ với pháp luật”, “Tuổi trẻ phòng chống tội phạm”, thành lập mới 72 câu lạc bộ “phòng chống bạo lực học đường” tại các trường học với 4.500 thành viên tham gia... Ngoài ra, cấp huyện và cấp xã cũng thường xuyên chủ động triển khai kịp thời và phổ biến sâu rộng nội dung về công tác hòa giải ở cơ sở và các văn bản pháp luật liên quan cho cán bộ làm công tác hòa giải cơ sở, hòa giải viên, tuyên truyền trong thôn, tổ dân phố, khu dân cư với hơn 76 đợt tập huấn, hội nghị cho hơn 12.032 lượt người dự, đưa 765 tin bài, cấp phát 7.382 tài liệu pháp luật, tờ gấp, tờ rơi và thực hiện đăng tải trên trang tin điện tử địa phương và thực hiện phát hàng ngày trên hệ thống loa truyền thanh, thứ 4, thứ 7 hàng tuần một số huyện miền núi thực hiện phát sóng bằng tiếng Hrê, tuyên truyền trên xe lưu động, đồng thời thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở tại địa phương... 

 Các cơ quan phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi trả lời, tư vấn pháp luật, giới thiệu các văn bản pháp luật mới, thông tin các hoạt động và thực hiện trên trang thông tin điện tử các cơ quan, địa phương đăng tải nhiều tài liệu pháp luật, đề cương hướng dẫn thi hành luật, tin, bài pháp luật lên Trang tin và các trang mạng xã hội để tập huấn viên, hòa giải viên truy cập, vận dụng.

Nguồn lực thực hiện công tác hòa giải ở cơ sởTừ tỉnh đến cơ sở đều giao 01 cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ theo dõi, quản lý công tác HGOCS (kiêm nhiệm) và được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng. Đội ngũ tập huấn viên hòa giải ở tỉnh duy trì với 05 cán bộ, công chức là đại diện các cơ quan (Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Tư pháp, Hội LHPN tỉnh, Hội Nông dân tỉnh); đội ngũ tập huấn viên ở huyện với 82 cán bộ, công chức có khả năng, kiến thức, phương pháp tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Qua thống kê, đến tháng 10/2023 trên địa bàn tỉnh có 968 tổ hòa giải với 6.667 hòa giải viên ở cơ sở, các tổ hòa giải trên toàn tỉnh về cơ bản có đầy đủ các thành phần quân dân chính ở thôn, tổ dân phố, những người có uy tín, am hiểu pháp luật tham gia, mỗi tổ hòa giải có từ 3 đến 10 hòa giải viên tùy theo đặc điểm, địa bàn, khu dân cư và đều có thành viên là nữ tham gia; đã tiếp nhận 2.825 vụ việc, hòa giải thành 2.406vụ việc đạt tỷ lệ hơn 85%, qua đó giải quyết nhiều vụ tranh chấp, mâu thuẫn nhỏ trong nhân dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế đơn thư, khiếu nại vượt cấp và đây là điều kiện thuận lợi cho việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với hoạt động hòa giải trên phạm vi địa bàn quản lý. Kinh phí thực hiện theo Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 và Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày 13/5/2015 của UBND tỉnh về quy định một số mức chi cho công tác HGOCS trên địa bàn tỉnh. Năm 2024, toàn tỉnh sẽ áp dụng thực hiện Nghị quyết số 31/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về ban hành Quy định mức chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Với những kết quả đạt được như trên vẫn còn khó khăn, hạn chế như: Một số địa phương chưa quan tâm bố trí kinh phí trong công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định, chưa huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ hoạt động HGOCS. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về hòa giải chủ yếu là kiêm nhiệm chưa thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND cùng cấp trong công tác hoà giải ở cơ sở. Trình độ, năng lực của đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở còn hạn chế, lúng túng việc vận dụng các quy định pháp luật để hòa giải, nhất là các vụ việc phức tạp, vụ việc khó giải quyết; đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở thường xuyên biến động nên việc củng cố, kiện toàn đôi lúc chưa bảo đảm…

 Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024, đó là:

Một là Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan liên quan, địa phương và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác HGOCS; triển khai thực hiện các đề án về công tác HGOCS. Các cơ quan liên quan và địa phương cần quan tâm bố trí đảm bảo kinh phí cho công tác này; thực hiện hỗ trợ kinh phí theo quy định.Triển khai áp dụng thực hiện Nghị quyết số 31/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh về ban hành Quy định mức chi thực hiện công tác PBGDPL, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Hai là Thường xuyên thực hiện rà soát, củng cố, kiện toàn nguồn nhân lực thực hiện công tác HGOCS; tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hoà giải, cung cấp tài liệu pháp luật cho tập huấn viên, hoà giải viên, người làm công tác hoà giải ở cơ sở và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác này.

Ba là Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ hòa giải tích cực, chủ động trong việc hòa giải vụ việc bảo đảm 100% vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp tại cơ sở được giải quyết ngay tại thôn, tổ dân phố và phấn đấu hằng năm vụ việc hòa giải thành ở cấp huyện đạt tỷ lệ hơn 85%, những vụ, việc, tranh chấp hòa giải không thành phải được hướng dẫn cụ thể để được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật; đồng thời chú trọng xây dựng các mô hình hòa giải hiệu quả và nhân rộng tại địa phương. Thực hiện đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo, sơ kết, tổng kết, kịp thời biểu dương, khen thưởng trong công tác này và tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc củng cố, kiện toàn về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở.

Bốn là Tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở địa phương trong việc phối hợp thực hiện công tác HGOCS, phối hợp tuyên truyền phổ biến, vận động nhân dân chấp hành pháp luật, củng cố, kiện toàn tổ chức tổ hoà giải và nâng cao hiệu quả hoạt động HGOCS; động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho thành viên, hội viên tham gia tích cực vào các hoạt động HGOCS; lồng ghép thực hiện với phong trào, cuộc vận động do Mặt trận phát động, kết hợp chặt chẽ với hoàn thiện quy chế dân chủ ở cơ sở./.

Kim Hoan

Tài liệu đính kèm: hoinghibinhson.jpg

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1885

Tổng số lượt xem: 2039374

Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi | Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Ngãi

Chịu trách nhiệm nội dung: Tôn Long Hiếu - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi

Điện thoại: 055 815477 - Fax: 055 825447

Địa chỉ: 108 Phan Đình Phùng - Thành phố Quảng Ngãi.

Chung nhan Tin Nhiem Mang