Trang thông tin điện tử

Sở Tư Pháp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TRÊN MỘT CHUYẾN TÀU

Vừa rồi có việc gia đình, tôi nghỉ phép để lên tàu từ Quảng Ngãi ra Hà Nội, ngồi toa số 2, ghế 26. Sau khi ổn định chỗ ngồi, hành khách băt đầu trò chuyện làm quen.

 Anh từ Sài Gòn ra? – Tôi hỏi.

 Vâng! – Anh ngồi ghế số 27 đáp.

 Các anh đi chơi thăm bà con về? – Tôi hỏi tiếp.                  

 Chúng tôi đi đón “ông già” – Anh ngồi ghế đối diện đáp – Cha tôi hy sinh năm 1968, tại Tây Ninh. Trước khi ông vào chiến trường, hai anh em tôi còn nhỏ. Tôi 4 tuổi, thằng em đây mới đầy năm. Qua tìm kiếm mấy năm nay và nhờ các chú cùng chiến đấu biết cha tôi, nay chúng tôi mới đưa được ông cụ về quê. Quê tôi ở Nam Định. Mẹ tôi chuẩn bị rất kĩ và chu đáo để đón “ông già” về, xã hứa sẽ tổ chức đón trọng thể và đưa hài cốt vào nghĩa trang liệt sĩ của địa phương.

Thế là suốt chặng đường ra Bắc, chúng tôi trò chuyện râm ran, cùng nhau nhớ lại một thời trai tráng miền Bắc nô nức tình nguyện tòng quân chi viện chiến trường niền Nam để đánh đuổi quân xâm lược. Khi tàu đổ ở ga Nam Định, chúng tôi chia tay nhau.

Chiến tranh đã đi qua mấy mươi năm, bao người đã trở về, bao người mãi mãi nằm xuống vì Tổ quốc, người thì tìm được mộ, người thì nay cũng chưa biết nằm nơi đâu.

Xong việc ở Hà Nội, tôi trở về trên chuyến tàu S5, toa 3, ghế 21, rời Hà Nội ngày 24 tháng 3. Nay là ngày kỷ niệm giải phóng Quảng Ngãi. Không biết thế nào mà đến giờ tôi cũng không hiểu, trong khoang tàu này tôi lại gặp ba người đi tìm mộ liệt sỹ. Qua làm quen, tôi biết cả ba người đều quê ở Thái Bình, anh trẻ nhất tuổi không ngoài 40, đi tìm mộ cha ở Quảng Trị; một người từng là bộ đội trong kháng chiến, đã chôn cất bạn chiến đấu chính là bố của anh kia. Ông băn khoăn vì sợ lâu quá, nay vùng núi đồi đó có còn nguyên không hay địa hình đã thay đổi? Còn người thứ ba, người già nhất, hơn 70 tuổi, đi cùng vì có người quen ở Quảng Trị để nhờ giúp đỡ.

Cả hai lần ra vào trên những chuyến tàu, một điều hết sức trùng lặp là tôi đều gặp những người đi tìm hài cốt liệt sĩ đã hy sinh năm 1968. Cùng trong chiến dịch Mậu Thân 1968 này, anh trai tôi cũng hy sinh khi tuổi đời vừa chớm hai mươi.

Không biết mỗi con tàu ngày ngày vào, ra mấy chục năm sau ngày miền Nam giải phóng, có bào nhiêu người đi tìm người thân đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc? Đất nước đã thanh bình, dồn sức lo dân giàu nước mạnh, nhưng có thể nào quên được những người đã hy sinh vì nghĩa cả! Và trên những chuyến tàu ra Bắc, vào Nam, vẫn còn...


Tác giả: Minh Xuân

Thông tin cần biết

noData
Không có dữ liệu

Thống kê truy cập

Đang online: 160
Hôm nay: 32
Hôm qua: 809
Năm 2025: 2.028.662
Tất cả: 2.028.696