Thông báo Kết luận của Đoàn kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại xã Bình Trung, huyện Bình Sơn
1. Một số tồn tại, hạn chế
1.1. UBND xã chưa kịp thời triển khai thực hiện các đề án về PBGDPL (Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân giai đoạn 2023-2030”; Đề án “Truyền thông quyền con người ở Việt Nam” giai đoạn 2023-2028); chưa ban hành kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023; chưa tích cực phát động, hưởng ứng các cuộc thi tìm hiểu pháp luật (trực tuyến, thi viết) do UBND tỉnh, Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh tổ chức
1.2. Việc triển khai, thực hiện những hình thức, mô hình thông tin, PBGDPL có hiệu quả tại địa phương còn hạn chế (mới chỉ dừng lại ở việc sáp nhập tủ sách pháp luật với Trung tâm học tập cộng đồng; thực hiện việc tuyên truyền trên loa truyền thanh của xã). Chưa thực hiện đánh giá hiệu quả đối với các mô hình PBGDPL theo yêu cầu, hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
1.3. Chưa xây dựng được mô hình, cách làm hay, hiệu quả được áp dụng trong tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở; công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về công tác hòa giải ở cơ sở chưa được thực hiện.
1.4. Việc bố trí kinh phí công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở và thực hiện nội dung các tiêu chí, chỉ tiêu pháp luật chưa đảm bảo theo quy định; chỉ bố trí theo tính chất thời vụ mà không được dự toán hằng năm dẫn đến nhiều nhiệm vụ không được triển khai, thực hiện.
2. Nguyên nhân
Nguồn lực thực hiện công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chưa được chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng. Các công chức Tư pháp - hộ tịch hiện nay đảm đương khối lượng công việc nhiều, phức tạp nên chưa bao quát các nhiệm vụ, hoạt động liên quan, chưa được xây dựng dự toán, bố trí bảo đảm kinh phí thực hiện.
Từ những phân tích trên, Đoàn kiểm tra có một số đề xuất, kiến nghị như sau:
1. Xây dựng các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế đã nêu tại khoản 1 Mục III của Thông báo này; nhanh chóng hoàn thành các nội dung tại điểm 1.1 khoản 1 Mục III; ban hành các văn bản để thực hiện Ngày pháp luật Việt Nam năm 2023; hưởng ứng các cuộc thi tìm hiểu pháp luật: Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật” (đợt 02); Cuộc thi viết “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” trên địa bàn tỉnh.
Đề nghị gửi kết quả thực hiện nội dung này về Đoàn kiểm tra (Sở Tư pháp) trước ngày 10/9/2023.
2. Tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền, PBGDPL cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cấp xã; tích cực phối hợp với Ủy ban MTTQVN xã trong hoạt động hòa giải ở cơ sở, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
3. Xây dựng, phát huy và đa dạng các hình thức, mô hình thông tin hiệu quả trong hoạt động PBGDPL, tập trung xây dựng, lựa chọn mô hình điển hình trong PBGDPL và hòa giải ở cơ sở để đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét khen thưởng, nhân rộng, nhất là đối với xã phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao.
4. Bảo đảm kinh phí thực hiện công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở và thực hiện các nội dung tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể: kinh phí PBGDPL phải bảo đảm bố trí riêng và có dự toán; kinh phí hòa giải ở cơ sở cần quan tâm hỗ trợ cho tổ hòa giải với mức 100.000 đồng/tổ/tháng và các chi phí khác theo quy định (hỗ trợ tai nạn, ốm đau, mất... đối với hòa giải viên).
5. Đề nghị UBND huyện Bình Sơn quan tâm chỉ đạo, theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung kiến nghị nêu trên của Đoàn kiểm tra đối với xã Bình Trung, tổng hợp trong báo cáo chung về thực hiện các giải pháp khắc phục sau kiểm tra.
Trên đây là Thông báo kết luận của Đoàn kiểm tra công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại xã Bình Trung, huyện Bình Sơn./.